Thi công sàn nâng kỹ thuật có tác dụng chính là nâng toàn bộ các thiết bị vật tư lên 1 khoảng cách nhất định kể từ mặt sàn chuẩn. Tạo ra 1 khoảng cách để có thể bố trí dây dẫn các loại. Cáp kỹ thuật, các vật tư phụ trợ dưới mặt sàn. Việc bố trí sàn nâng kỹ thuật không làm thay đổi kết cấu kỹ thuật của phòng. Không làm thay đổi bố trí, đảm bảo tính thẩm mỹ kỹ thuật.
Việc thi công sàn nâng kỹ thuật:
Đối với một hệ thống sàn nâng kỹ thuật sẽ bao gồm:
– Vật tư chính gồm: tấm sàn, chân đỡ tấm sàn và thanh giằng
– Vật tư phụ gồm: keo dán chân đỡ hoặc tắc kê thép bắt chân đỡ. Vít bắt thanh giằng, tay hít tấm sàn…
Chuẩn bị mặt bằng:
– Mặt bằng phải sạch, khô và phẳng.
– Dung sai cho phép trên toàn bộ mặt bằng không vượt quá 10mm.
– Các công tác thi công trần, sơn nước, điện nước. Phải được hoàn thiện trước khi tiến hành thi công lắp đặt hệ thống sàn nâng kỹ thuật
12 bước cụ thể để triển khai thi cong san nang ky thuat:
BƯỚC 1: Kiểm tra kích thước phòng và so sánh với bản vẽ đã được duyệt. Dùng máy thuỷ bình kiểm tra cao độ sàn nâng kỹ thuật để biết độ sai lệch cao độ sàn bê tông trong cùng một phòng. Và những điểm kết thúc như: bậu cửa, thang máy, cột bê tông. Nếu không thể lắp đặt sàn nâng kỹ thuật theo bản vẽ thì phải thông báo cho nhà thầu chính. Để chấp thuận sự thay đổi thiết kế, chiều cao hoàn thiện sàn có thể thay đổi.
BƯỚC 2: Trên bản vẽ, tìm điểm bắt đầu lắp đặt trên mặt bằng. Phải đảm bảo chiều rông các tấm sàn cắt ở góc không nhỏ hơn 1/3 chiều rộng tấm (Nên tối thiểu rộng 150mm)
BƯỚC 3: Sau khi chọn được điểm bắt đầu. Bật 2 đường mực vuông góc giao nhau tại điểm bắt đầu làm cơ sở để triển khai các đường chuẩn tiếp theo. Từ 2 đường chuẩn này, triển khai lưới các đường chuẩn vuông góc. Kích thước ô lưới 600×600mm.
BƯỚC 4: Tiến hành lắp đặt chân đế. Bắt đầu từ điểm chuẩn và phát triển theo lưới chuẩn đã đánh dấu trên sàn.
BƯỚC 5: Sử dụng máy thuỷ bình kiểm tra và điều chỉnh chiều cao các chân đế. Dùng thanh nhôm hộp dài khoảng 3m để chỉnh cho các cao độ chân đế bằng nhau (Trong phạm vi 3m một). Chỉ cần lấy cao độ chuẩn của 2 chân đế 2 đầu. Đặt thanh nhôm hộp lên 2 chân đế này và điều chỉnh các chân ở giữa bằng với cao độ đáy thanh chuẩn
BƯỚC 6: Dán keo các chân đế xuống sàn bê tông. Nghiêng chân đế cho keo vào, sau đó hạ xuống, không thay đổi vị trí chân đế. Cần lưu ý lượng keo sử dụng dán chân đế cho phù hợp tuỳ vào yêu cầu chu kỳ tháo lắp của dự án.
BƯỚC 7: Nếu hệ sàn có sử dụng thanh giằng thì việc lắp đặt thanh giằng cũng phải lắp đặt bắt đầu từ điểm mốc
BƯỚC 8: Lắp đặt tấm sàn nâng kỹ thuật Bắt đầu từ điểm mốc. Lắp 4 hàng tấm theo chiều dài nhất của phòng. Phải đảm bảo các hàng phải tuân theo các đường chuẩn và các tấm không bị xô lệch.
BƯỚC 9: Nếu có tấm sàn nào bị kênh hay lệch một chút so với các tấm khác trong hàng thì xoay lại 90 độ. Nếu vẫn không được thì kiểm tra lại miếng đệm trên trụ đỡ. Nó có thể bị kênh hoặc trên đáy tấm sàn hoặc thanh giằng có bám bẩn. Nếu tấm sàn vẫn bị kênh thì bỏ riêng ra sử dụng cho các tấm biên. Không nên điều chỉnh trụ đỡ trừ khi 3 hay 4 tấm sàn trên nó bị kênh. Với trường hợp này, điều chỉnh một chút cao độ chân đế.
BƯỚC 10: Sau khi lắp xong 4 hàng chuẩn. Quay lại điểm mốc lắp tiếp 4 hàng theo chiều vuông góc. Tiến hành theo các bước 8 và 9 để lắp đặt các tấm sàn. Luôn lưu ý các hàng tấm sàn phải theo các đường chuẩn. Tiếp tục phát triển lắp các tấm sàn ra toàn bộ mặt bằng.
BƯỚC 11: Sau khi đã lắp đặt xong các tấm sàn nâng kỹ thuật ở giữa đảm bảo cao độ chuẩn. Thẳng theo đường chuẩn, đo, cắt và lắp đặt các tấm sàn biên. Lưu ý cắt các tấm sàn biên không quá khít. Có thể gây khó khăn khi tháo lắp các tấm sàn trong quá trình sử dụng sau này.
Bước 12: Vệ sinh mặt bằng sạch sẽ, chỉ dùng khăn ẩm, không tưới nước lên bề mặt sàn.
Đến với Á Đông FLoors, Quý Khách Sẽ Thật Sự Hài Lòng Về Đội Ngũ Kỹ Sư Chuyên Môn Cao. Sản Phẩm Uy Tín – Chất Lượng.
—
Á ĐÔNG FLOORS
Điện thoại: 024.6660.6218 – Hotline: 093.622.9198